Đèn cảm biến với nhiều lợi ích khác nhau và ứng dụng đa dạng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, do không hiểu hết về công nghệ cảm biến nên nhiều khách hàng đã gặp phải phiền toái khi sử dụng sản phẩm. Có 2 loại đèn LED cảm biến sử dụng phổ biến hiện nay là: Đèn cảm biến hồng ngoại & Đèn cảm biến chuyển động kết hợp ánh sáng. Mỗi loại đều có nguyên lý hoạt động và lưu ý khác nhau:
Cảm biến hồng ngoại | Cảm biến chuyển động vs ánh sáng |
1. Phạm vi hoạt động không quá rộng & bị cản trở bởi các vật thể như kính, tường…[Góc phát hiện chuyển động: 90o; Bán kính: (2-3)m] |
1. Phạm vi quét rộng, độ nhạy cao và có khả năng quét xuyên tường, kính …[Góc phát hiện chuyển động: 120o; Bán kính: (4-6)m] |
2. Nhiệt độ môi trường cao gần 37°C sẽ làm giảm khả năng cảm biến của đèn |
2. Không lắp đèn ở vị trí quá gần nhau (tối thiểu 2m) |
3. Khi lắp đặt, cần đặt cảm biến vuông góc với hướng của chuyển động để đảm bảo hiệu quả hoạt động của đèn |
3. Lắp xa các bộ phát sóng điện từ (tối thiểu >1m) |
Trên cơ sở lưu ý trên đây, hãy cùng chúng tôi giải quyết các vấn đề của người dùng khi sử dụng sản phẩm nhé!
Câu 1: Tôi có lắp bóng đèn bulb cảm biến ở trước cửa vào nhà vệ sinh mà không hiểu sao khi tôi đi lại trong phòng ngủ có đóng cửa mà đèn bên ngoài lại bật sáng?
Đèn LED bulb cảm biến Rada tích hợp cảm biến chuyển động và cảm biến ánh sáng có phạm vi quét rộng và có khả năng cảm biến xuyên vật cản như tường và gỗ. Do lắp ở phạm vi hẹp, chính giữa cửa vào nhà vệ sinh và 2 phòng ngủ nên bố mẹ đi ngủ rồi mà đèn vẫn sáng do con ở phòng ngủ đối diện còn đang thức. Giải pháp tốt nhất là khách hàng lắp đèn cảm biến vào hẳn trong nhà vệ sinh hoặc sử dụng đèn ốp trần cảm biến hành lang (góc cảm biến hẹp) >>>.
Câu 2: Hôm qua, tôi vừa mua đèn ốp trần cảm biến về lắp ở ban công. Tôi không hiểu tại sao mình đứng rửa bát trong nhà mà đèn ban công lại bật sáng?
Trường hợp mà vị khách hàng này gặp phải tương tự như câu số 1. Đèn ốp trần cảm biến Rada có phạm vi quét rộng và có khả năng cảm biến xuyên vật cản như tường và gỗ lại được lắp ngay gần vị trí bồn rửa bát, chỉ cách một tấm cửa kính. Và biện pháp tốt nhất trong tình huống này cũng là khách hàng nên thay bằng đèn ốp trần cảm biến hành lang (Góc cảm biến hẹp) >>>
Câu 3: Tôi có mua 1 chiếc đèn ốp trần lắp ở cổng nhà. Tôi cảm thấy rất không hài lòng bởi nó làm phiền không chỉ tôi mà cả hàng xóm của nhà tôi.
Đây là tình huống xảy ra do lắp đèn không đúng cách. Thay vì lắp đèn dưới mái hiên cổng hướng xuống đất, người thợ điện đã lắp cho khách ở mắt trước cổng hướng ra đường. Kết quả, đèn sáng liên tục do trên đường thường xuyên có người và xe cộ đi lại.
Câu 4: Tôi mới mua chiếc đèn ốp trần lắp trước hiên nhà. 2 hôm đầu đèn hoạt động bình thường, đến hôm nay thì đèn không sáng nữa?
Đây có lẽ là tình huống bất ngờ nhất đối với bộ phận CSKH phía chúng tôi bởi sau một hồi “hỏi xoáy đáp xoay” mới phát hiện ra bé trai con của vị khách đã vô tình tắt mất công tắc đèn.
Câu 5: Đèn ốp trần cảm biến tôi mới mua về lắp được 2 tuần đã hỏng. Tôi không hiểu tại sao?
Đây là tình huống rất nhiều khách hàng gặp phải khi lắp đèn cảm biến hồng ngoại ngay trên hoặc gần cục nóng máy điều hòa. Thời tiết nắng nóng, điều hòa hoạt động liên tục trong ngày, tỏa ra lượng nhiệt rất lớn, làm vô hiệu hóa cảm biến. Kết quả, đèn không thể hoạt động.
Trên đây là 5 tình huống thường xảy ra nhất với khách hàng khi sử dụng đèn LED cảm biến và nguyên nhân chủ yếu là do khách quan. Chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng là khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm.